Tổng hợp 5 loại hình tổ chức sự kiện gala phổ biến hiện nay
Trong các hoạt động cả doanh nghiệp hằng năm, các chương trình đầu hoặc cuối năm thường mang nhiều ý nghĩa nhất. Bởi đây thường là dịp mà các công ty chọn để kỷ niệm hoặc đánh dấu một cột mốc đáng nhớ nào đó trong năm vừa qua. Hiện có 5 loại hình tổ chức sự kiện gala được nhiều đơn vị áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể.
Chị Khuyên Bùi – Nhân viên lâu năm tại công ty Daikin cho biết: “Chúng tôi luôn mong chờ những buổi tiệc cuối năm được công ty thực hiện. Bởi đây không chỉ đơn thuần là dịp để ăn uống, liên hoan mà còn là cơ hội cho nội bộ nhân viên gắn kết lại với nhau hơn”.
Tìm hiểu về chương trình gala
Đây là chương trình được diễn ra vào những dịp cuối năm, sinh nhật hoặc những ngày kỷ niệm quan trọng. Các hoạt động được tiến hành vào buổi tiệc này thường bao gồm nhạc hội, dạ tiệc kết hợp ăn uống và tham gia trò chơi tập thể…
Thông thường, các công ty sẽ chú trọng đầu tư vào các sự kiện gala. Bởi đây vừa là cột mốc đánh dấu quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đồng thời còn giúp vun đắp tình đoàn kết của toàn thể cán bộ, nhân viên.
Những chương trình được thực hiện càng hoành tráng thì càng thể hiện được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khách hàng, đối tác, nhân viên là những người tham dự sẽ càng tin tưởng vào sự thành công và tương lai phát triển của công ty hơn nữa.
Những hình thức tổ chức sự kiện gala phổ biến hiện nay
Tùy vào tính chất, quy mô cũng như thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ có cách thực hiện khác nhau. Trong đó, thường thấy nhất là 5 gợi ý sau đây:
1. Ngày thành lập công ty
Nếu công ty có ngày thành lập nằm gần đầu hoặc cuối năm thì có thể kết hợp lễ kỷ niệm chung với Gala Dinner để tăng thêm tính trang trọng và ý nghĩa. Đây cũng là cơ hội thu hút đông đảo sự chú ý của khách mời, đối tác và giới truyền thông. Chính vì lý do đó mà hình thức này thường được thực hiện với quy mô lớn và chú trọng đầu tư.
2. Tiệc tất niên
Quý doanh nghiệp có thể lên kế hoạch cho tiệc liên hoan cuối năm để gửi đến toàn thể nhân viên lời tri ân trang trọng nhất. Đây cũng là dịp thích hợp để công ty gửi lời mời đến những đối tác lâu năm hoặc khách hàng thân thiết. Họ là những người có sự đóng góp không nhỏ cho doanh nghiệp, nên cũng xứng đáng để cùng chia sẻ thành tích đáng mừng cuối năm.
3. Tiệc chào đón năm mới
Cũng giống như những buổi tất niên, công ty còn có thể tổ chức tiệc kết hợp với mục đích chào đón tân niên. Hoạt động chính trong ngày này chủ yếu là tổng kết những hạng mục ở năm cũ và chào đón tân niên thành công, rực rỡ hơn nữa. Hình thức tiệc năm mới không những giúp làm “nóng” không khí và tạo sự hứng khởi cho khách mời. Nó còn trở thành cột mốc đánh dấu khoảnh khắc chuyển giao giữa cũ và mới, gửi gắm mong ước về khởi đầu thuận lợi.
4. Du lịch nghỉ dưỡng
Nếu đã quá nhàm chán với những sự kiện trong không gian kín, theo format cũ, bạn có thể tham khảo kiểu du lịch cuối năm này. Chương trình kỷ niệm kết hợp du lịch được nhiều công ty yêu thích bởi sự đa dạng về địa điểm và hình thức trò chơi. Hoạt động dạng này sẽ giúp tăng sự gắn kết của các nhân viên đồng thời mang đến sự mới mẻ và hấp dẫn.
5. Chương trình tiệc tri ân khách hàng, đối tác
Mọi hoạt động được thực hiện bởi doanh nghiệp đều cần tối đa hóa lợi ích. Vì vậy ngoài việc kết nối nội bộ nhân viên, đây còn là cơ hội thích hợp để tri ân khách hàng, đối tác – những người góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công hiện tại. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể củng cố hình ảnh thương hiệu, đồng thời tạo được cầu nối vững chắc với khách hàng.
Bỏ túi ngay bí kíp tổ chức sự kiện thành công
Vì là chương trình đại diện cho bộ mặt của công ty, nên để thực hiện suôn sẻ, thành công và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách mời, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Xây dựng ý tưởng sáng tạo
Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên sự thành công cho chương trình. Tùy vào quy mô, tính chất cũng như thời điểm thực hiện mà doanh nghiệp có thể xây dựng được chủ đề phù hợp. Để hiệu quả hơn, bạn nên chọn những ý tưởng thể hiện được văn hóa đặc trưng của công ty. Sự sáng tạo, mới lạ mà vẫn quảng bá được thương hiệu mới là nhân tố tạo nên một chương trình hấp dẫn và ý nghĩa.
Nội dung chương trình ý nghĩa, thu hút
Dù là bất kỳ sự kiện nào, đều cần đến nội dung và mục đích tổ chức. Diễn biến chương trình không được lan man, sáo rỗng mà phải tập trung vào chủ đề đã thống nhất từ trước. Vì vậy yếu này cần được xây dựng và tính toán sao cho thật chi tiết, hấp dẫn.
Những nội dung bạn cần đảm bảo khi lên kế hoạch tổng thể như chương trình nên có những hoạt động nào? Thời gian diễn ra từng phần là bao lâu? Nội dung thông tin ở từng phần đã được làm rõ hay chưa? Điều này không những giúp quá trình thực hiện diễn ra liền mạch, có tính logic mà còn đảm bảo về thời gian đã thống nhất .
Thiết bị ánh sáng – âm thanh chất lượng, hiện đại
Có thể nói âm thanh – ánh sáng là nhân tố không thể thiếu khi tổ chức sự kiện. Với hạng mục này, người chủ trì cần đảm bảo có đầy đủ thiết bị loa đài, nhân sự vận hành, số lượng micro cần thiết. Riêng đối với hệ thống ánh sáng, phải chuẩn bị đầy đủ số lượng đèn để bố trí quanh khu vực. Đèn chiếu cần lắp đặt cẩn thận để tăng hiệu ứng hình ảnh và không gây nguy hiểm cho khách mời.
MC chương trình khéo léo, duyên dáng
Khi đã có được ý tưởng sáng tạo, nội dung kịch bản hấp dẫn và sự chuẩn bị kỹ lưỡng; thì việc còn lại là tìm được người dẫn dắt, kết nối mọi thứ lại với nhau. Để chương trình diễn ra thành công, bạn nên chọn những MC chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Bằng cách thảo luận và duyệt thử năng lực của người dẫn chương trình để có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp nhất.
Trên đây là 5 ý tưởng tổ chức sự kiện Gala được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Ngoài những gợi ý trên đây, quý doanh nghiệp có thể sáng tạo thêm nhiều hình thức khác để tạo nên một chương trình phong phú, thú vị và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khách mời.