Khám phá nét đặc trưng của nghi lễ gia tiên trong đám cưới
Lễ gia tiên là một trong những nghi thức quan trọng và không thể thiếu ở mỗi đám cưới. Đây được xem là nghi lễ để hai bên gia đình báo cáo trước bàn thờ tổ tiên về việc có thêm thành viên mới. Để hiểu rõ hơn chi tiết về nét đặc trưng của nghi lễ gia tiên, cùng chúng tôi tham khảo ngay trong bài viết sau đây.
Chị Xuân Ngọc ở quận Phú Nhuận, TP.HCM chia sẻ: “Vì là buổi lễ quan trọng nên vợ chồng chúng tôi rất lo lắng không biết phải bắt đầu chuẩn bị từ đâu. Rất may mắn khi được biết đến HCMC Events thông qua mạng xã hội. Quý công ty đã giúp chúng tôi tổ chức buổi lễ gia tiên trong ngày cưới vô cùng trang trọng.”
Nét đặc trưng của lễ gia tiên mỗi vùng miền
Mỗi vùng miền sẽ có những lễ vật và cách thức tổ chức lễ gia tiên khác nhau. Tuy nhiên, dù khác biệt về vùng miền như thế nào thì lễ gia tiên cũng cần phải được chuẩn bị chu đáo và chỉn chu.
Đối với miền Bắc
Đối với người miền Bắc, nghi thức lễ gia tiên sẽ được tiến hành tại bàn thờ chính của gia đình. Bàn thờ sẽ được dọn dẹp gọn gàng và ngăn nắp, có thể phủ thêm khăn trải bàn đỏ. Đồng thời trang trí bằng cách dán chữ Hỷ hoặc câu đối đỏ. Những điều này tượng trưng cho sự may mắn và hạnh phúc bền lâu.
Đối với miền Trung
Người miền Trung có quan niệm “trọng lễ nghi khi tài vật”, chính vì thế mà lễ gia tiên cũng được chuẩn bị khá đơn giản. Tuy không cầu kỳ như người miền Bắc, nhưng bàn thờ của họ cần đầy đủ mâm lễ gồm trầu cau, rượu, trà, bánh phu thê và nến. Ngoài ra, có thể bày trí thêm mâm ngũ quả và hoa tươi.
Đối với miền Nam
Lễ cưới là sự kiện quan trọng đối với người miền Nam, do đó lễ gia tiên cũng được đặc biệt coi trọng và đặt lên hàng đầu. Bàn thờ gia tiên không chỉ đầy đủ mà còn phải đẹp mắt.
Lễ gia tiên ở miền Nam với miền Bắc có điểm chung đó là treo câu đối đỏ và dán chữ Hỷ. Đặc biệt, trên bàn thờ tổ tiên phải có sự hiện diện của cặp lư đồng đã được đánh bóng cùng với mâm ngũ quả được kết thành hình rồng phụng và đèn cầy lớn.
Nghi thức tổ chức lễ gia tiên
Để nghi lễ gia tiên được diễn ra suôn sẻ nhất, hai bên gia đình cần chuẩn bị và sửa soạn các lễ vật thật chu đáo. Đồng thời dọn dẹp bàn thờ cũng như hướng dẫn đôi vợ chồng trẻ thực hiện nghi lễ một cách chỉn chu và trang trọng nhất.
Lễ gia tiên bên họ nhà gái
Lễ gia tiên nhà gái được diễn ra khi nhà trai đến thưa chuyện hôn nhân và ngỏ lời muốn đón cô dâu về nhà dưới sự đồng ý của gia đình nhà gái. Trước khi đưa cô dâu về nhà chồng, đôi vợ chồng trẻ phải tiến hành thắp hương lên bàn thờ tổ tiên.
Lễ vật thắp hương: Nhà trai phải chuẩn bị trầu cau để xin rước dâu, đồng thời đây cũng là lễ vật dùng để thắp hương trên bàn thờ tổ tiên họ nhà gái. Tùy vào phong tục của mỗi vùng miền mà lễ vật thắp hương cũng sẽ có sự thay đổi.
Thành phần tham gia: Gồm có bố mẹ cô dâu hoặc người đại diện họ nhà gái cùng với cô dâu và chú rể. Lưu ý, phía nhà trai không tham gia vào lễ gia tiên được tổ chức tại nhà gái.
Nghi thức: Bố cô dâu hoặc người đại diện nam giới bên họ nhà gái sẽ là người thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Đồng thời cũng là người đọc bài khấn và báo cáo với ông bà tổ tiên. Bài khấn này thường được chuẩn bị trước và được xin tại chùa. Sau đó, đôi uyên ương sẽ thắp hương theo sự hướng dẫn của người lớn trong gia đình. Lễ gia tiên cần được tổ chức nhanh chóng để đảm bảo kịp giờ lành để nhà trai đón dâu.
Lễ gia tiên bên họ nhà trai
Cô dâu và chú rể sẽ lên xe hoa và cùng với đoàn rước dâu đi về phía nhà trai. Khi đoàn rước dâu về tới nơi, cô dâu chú rể sẽ tiếp tục thực hiện nghi lễ ra mắt ông bà tổ tiên tương tự như họ nhà gái.
Lễ vật thắp hương: Nhà trai sẽ chuẩn bị sẵn mâm ngũ quả, chậu hoa tươi, mâm trái cây hình long phụng,… để bàn thờ trông đẹp mắt, ấn tượng hơn.
Thành phần tham gia: Gồm có ba mẹ chú rể và đôi uyên ương. Tuy nhiên có một số gia đình sẽ bố trí bàn thờ gia tiên đề tất cả các thành viên đưa, rước dâu đều được chứng kiến nghi lễ này.
Nghi thức: Tương tự với nghi thức bên họ nhà gái, bố hoặc đại diện nam giới họ nhà trai sẽ là người thắp hương và đọc bài khấn báo cáo với tổ tiên. Cô dâu chú rể sẽ làm theo sự hướng dẫn của người lớn. Sau khi thắp hương xong, đôi uyên ương sẽ cùng nhau cúi lạy và dâng trà cho bố mẹ chú rể. Đồng thời cũng dâng trà, mời nước các vị tiền bối trong gia đình nhà trai.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn thêm những thông tin về lễ gia tiên cũng như nghi thức tổ chức buổi lễ tại nhà trai và nhà gái. Việc chuẩn bị cho lễ gia tiên nhìn chung không cần quá cầu kỳ, nhưng đòi hỏi bạn phải cẩn thận và chu đáo để thể hiện sự thành tâm với tổ tiên. Nếu như bạn còn thắc mắc về cách thức tổ chức nghi lễ gia tiên, nhanh tay nhấc điện thoại gọi đến số Hotline của HCMC Events để được hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé.