Tổng hợp 5 điểm khác biệt giữa Tết Trung Thu xưa và nay
Xã hội ngày càng hiện đại, đời sống người dân cũng ngày một sung túc hơn. Đi cùng với xu hướng đó là sự “chuyển dịch” trong nếp sinh hoạt, thậm chí là văn hóa lễ hội. Và Tết Trung Thu cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có lẽ cũng vì vậy mà ngày nay, khi nhắc đến đêm rằm tháng Tám, nhiều người phải thừa nhận rằng, Tết nay thật khác Tết xưa!
Chị Thu Hậu – Người dân ở quận Phú Nhuận, TP.HCM chia sẻ: “Khi còn bé, lúc chờ ông bà, bố mẹ bày biện mâm cỗ để dân lên tổ tiên, lũ con nít chúng tôi thường rủ nhau chơi các trò dân gian như bịt mắt bắt dê hay ô ăn quan. Khi ánh trăng đã lên đúng đỉnh đầu, thì mới bắt đầu phá cỗ với cơ man các loại bánh nướng, dẻo hấp dẫn. Đó là một trong những ký ức đẹp nhất của tuổi thơ tôi.”
Ngắm mùa Trăng này, lại nhớ về mùa trăng giản dị lúc xưa
Khi cái nắng gắt gao của mùa hạ bắt đầu dịu đi, thay vào đó là không khí mơ màng và phố phường bắt đầu tràn ngập sắc xanh đỏ của những chiếc đèn lồng. Lúc này, chẳng cần nói ra, ai cũng biết một mùa Tết Trung Thu nữa lại về trên mọi miền đất nước. Là người Việt, hẳn ai cũng có những kỷ niệm của riêng mình vào ngày hội này. Đó có thể là chiếc bánh nước dẻo trong lúc phá cổ hay là chiếc đèn lồng ông sao… Nhưng nhìn chung khi nhắc lại, ai cũng bồi hồi vì sự thay đổi của hiện tại.
1. Bánh kẹo ngày Đoàn Viên
Quá khứ: Chiếc bánh nướng, dẻo truyền thống là món bắt buộc phải có trên mâm cỗ. Chúng được làm thủ công từ bột, trứng và nhân đậu xanh hay thập cẩm. Khi làm lễ cúng xong, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau ngắm vầng trăng tròn, nhâm nhi tách trà nóng và thưởng thức hương vị bánh cổ truyền. Đây mới thực sự là không khí đoàn viên và là cách người xưa đón trăng rằm.
Hiện tại: Đa phần các món bánh kẹo đều được sản xuất công nghiệp, với đủ hương vị, kiểu dáng. Có thể kể đến như bánh nhân vi cá, bào ngư, trà xanh, than tre, thạch… thậm chí tân tiến hơn là bánh nhân chay và cho người tiểu đường. Hình dáng cũng ngày càng tinh xảo, phù hợp để làm quà biếu tặng. Phần lớn sự thay đổi này là để đáp ứng khẩu vị và thị hiếu từ người dùng.
2. Mâm cỗ cúng ông bà
Quá khứ: Mâm cỗ truyền thống chỉ bao gồm 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành. Thông dụng nhất phải kể đến như bưởi, hồng, chuối… bày cùng các loại bánh nướng, bánh dẻo đa dạng hình dáng. Nhà nào khéo tay hơn thì có thể dùng tép bưởi để tạo thành hình chó lông xù để tăng thêm thẩm mỹ.
Hiện tại: Đa dạng hóa với vô vàn các loại bánh kẹo nội – ngoại nhập, hoa quả cũng được dùng phong phú hơn. Chính vì vậy mà mâm cúng cũng thêm phần trang trọng, bắt mắt.
3. Địa điểm vui chơi cho cả gia đình
Quá khứ: Phần lớn mọi người sẽ cùng sum vầy tại nhà, lắng nghe những câu chuyện cổ tích về chị Hằng, chú Cuội từ người lớn. Hoặc kéo nhau ra trước sân để xem múa lân, rước đèn, phá cỗ…. Dù chỉ là miếng bánh hay viên kẹo giản dị nhưng cũng đủ để tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
Hiện tại: Khi nhịp sống hiện đại đã bao phủ khắp các làng xã, nhiều khu vui chơi, trung tâm thương mại… mọc lên với đầy đủ các trò chơi hấp dẫn, thu hút cả người lớn và trẻ nhỏ. Người dân bắt đầu tận hưởng lễ hội bằng cách cùng nau ăn uống ở nhà hàng, quán xá, hay chia sẻ niềm vui qua mạng xã hội, chụp hình check-in… Có lẽ vì vậy mà bầu không khí đoàn viên, sum vầy cũng ngày càng nhạt dần.
4.Trò chơi xưa và nay
Quá khứ: Chỉ khoảng một, hai thập kỷ trước đây, hình ảnh chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bồi hay mặt nạ của các nhân vật hoạt hình… vô cùng quen thuộc với mọi người. Cứ mỗi khi trời tối, đám trẻ lại í ơi nối đuôi nhau đi rước đèn, theo bước đoàn múa lân khắp các con đường làng, hoặc cùng tham gia các trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt dê…
Hiện tại: Đồ chơi và các điểm tụ hợp có nhiều không đếm xuể. Những chiếc đèn lồng bằng giấy được thay thế bằng đèn nhựa, có gắn pin, phát được nhạc, sạc điện…. Các trò chơi hiện đại như gắp thú, điện tử… tại trung tâm thương mại cũng dần thay thế các trò xưa cũ.
5. Quà tặng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
Quá khứ: Cứ độ đầu tháng Tám âm lịch, người lớn lại bắt đầu làm những món đồ chơi truyền thống, thủ công như đèn lồng, mặt nạ. trống… để tặng cho trẻ con trong nhà. Tuy đơn giản, nhưng những món quà đều được làm vô cùng tỉ mẩn, bắt mắt và đầy màu sắc. Khiến cho bất kỳ đứa trẻ nào thời bấy giờ cũng phải ngóng trông để có cái khoe với bạn bè.
Hiện tại: Ngày nay, người lớn đều vô cùng bận rộn và có nhiều nỗi lo lắng riêng. Ít có ai lại ngồi tự tay làm những món đồ chơi truyền thống như lúc trước nữa. Ngoài ra, do quà tặng giờ đây đã được bày bán sẵn ở khắp mọi nơi, vừa đa dạng, hợp xu hướng vừa tiện lợi và tiết kiệm nên được ưa chuộng hơn.
Ý nghĩa mở rộng về ngày Tết Trung Thu
Thời đại thay đổi, tất yếu mọi thứ cũng có sự khác biệt. Trước đây, Rằm Tháng Tám thường là ngày hội dành cho thiếu nhi, là ngày sum họp gia đình, mọi người cùng ngắm trăng và phá cỗ. Ngày nay, với các doanh nghiệp, công ty, đây còn là sự kiện mang ý nghĩa thương mại, kinh tế nhiều hơn. Thông qua việc tổ chức các chương trình, hoạt động vui chơi giải trí cho nhân viên, khách hàng, doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu rộng rãi và tìm kiếm được những đối tác tiềm năng.
Trong đó, HCMC Events là đơn vị tổ chức sự kiện trọn gói được nhiều công ty tin tưởng đồng hành. Với gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành, cùng hệ thống trang thiết bị chất lượng, hiện đại và đội ngũ nhân viên kính nghiệp, chúng tôi luôn trong tâm thế sẵn sàng mang đến cho bạn gói dịch vụ ưng ý nhất.
Tết Trung Thu xưa và nay chắc chắn có rất nhiều sự khác biệt. Nhưng dưới góc độ khách quan, dù có nhiều sự thay đổi lớn, nhưng đây vẫn là ngày hội lớn trong tâm trí người Việt, là cơ hội để mọi người cùng tụ họp và gắn kết. Còn bạn, bạn thích như lúc trước hay hiện tại hơn? Đừng quên chia sẻ suy nghĩ của mình cùng HCMC Events nhé!
CÔNG TY TỔ CHỨC SỰ KIỆN HCMC EVENTS
- Tel: 0913 199 866 – 0989 496 239
- Website: https://hcmcevents.com/
- Chi nhánh miền Bắc: Số 29 đường Đoàn Thị Điểm, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Chi nhánh miền Trung: Số 217 đường Trần Phú, Quận Hải Châu, Thành Phố Đà Nẵng
- Chi nhánh miền Nam: Số 5 Hoa Cau, Phường 7, Quận Phú Nhuận, Thành Phố HCM