Cách chọn thực đơn teabreak từ A – Z chuẩn nhất cho sự kiện
Chọn lựa thực đơn teabreak thế nào mới xứng tầm với sự kiện của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Không chỉ đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ và ngon miệng, menu tiệc trà còn phải thể thể hiện sự quan tâm, chu đáo, sang trọng đối với người tham dự. Chính vì vậy, thống nhất những thức ăn phù hợp là điều bạn cần lưu ý ngay từ giai đoạn đầu tổ chức.
Chị Hà Thu – Đại diện công ty cổ phần văn hóa giáo dục Hà Giang chia sẻ: “Buổi tiệc trà nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 vừa qua đã được HCMC Events tổ chức thành công. Chúng tôi vô cùng hài lòng về dịch vụ cũng như đội ngũ nhân sự tâm tâm và chu đáo của quý công ty. Hoạt động đã để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong lòng khách mời, đồng thời tạo sự gắn kết giữa ban lãnh đạo và tập thể nhân viên. “
Thực đơn đãi tiệc teabreak bao gồm những gì?
Menu tiệc trà thường bao gồm các loại bánh ngọt, bánh mặn hoặc bánh lạnh được cắt thành từng phần nhỏ gọn, đẹp mắt, dùng kèm với trái cây tươi và nước uống phù hợp. Những món ăn này sẽ được khách mời thưởng thức trong giờ giải lao, để giúp bổ sung và tái tạo năng lượng sau khoảng thời gian tập trung làm việc.
5 lưu ý cần biết về thực đơn teabreak tại Việt Nam
Ở mỗi quốc gia hoặc mỗi ngành nghề đều có cách tổ chức và hình thức trang trí tiệc trà khác nhau. Tại Việt Nam, loại hình này đã được biến tấu để phù hợp với văn hóa địa phương cũng như đặc điểm con người và ẩm thực của vùng nhiệt đới.
1. Tiệc trà có thể áp dụng cho mọi sự kiện
Bắt nguồn từ văn hóa thưởng thức trà và bánh sang trọng từ giới quý tộc Anh, teabreak đã trở thành hoạt động thư giãn, giải lao giữa giờ làm việc khá phổ biến. Tại môi trường công sở, khoảng 3 giờ chiều, mọi người có xu hướng uống trà và dùng các món ăn vặt để tỉnh táo và tiếp thêm năng lượng khi làm việc.
Sau hơn 30 năm du nhập vào Việt Nam, tiệc nghỉ giữa giờ đã được biến thể thành đa dạng hình thức với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Từ họp báo, hội thảo, sinh nhật, tất niên, ra mắt dự án đến khai trương, tiếp đón đoàn đại biểu, kỷ niệm các cột mốc quan trọng… đều có thể chiêu đãi bằng tiệc trà. Đây có thể xem là sự linh hoạt và sáng tạo của người Việt vì vừa giúp đa dạng hóa các sự kiện truyền thống vừa nâng tầm ẩm thực dân tộc.
2. Sự kết hợp từ ẩm thực Á – Âu và các đặc sản địa phương
Trong những buổi tiệc ở châu Âu, trà được xem là món chính và được chọn lọc kỹ càng từ các vùng nổi tiếng như Ấn Độ, Trung Quốc, Địa Trung Hải. Dùng kèm với đó luôn là bánh Scones đặc trưng với kết cấu mềm mịn được phết kem béo cùng nhiều loại mứt trái cây, hài hòa với vị đắng của trà.
Tại Việt Nam, menu tiệc trà vẫn giữ được sự nhẹ nhàng với các loại bánh mang phong cách phương Tây như macaron, red velvet, muffin, mousse, cheesecake, pate chaud, bánh sandwich, papparoti… Tuy nhiên, các loại trái cây như dưa hấu, xoài, ổi, táo… hay bánh bông lan trứng muối, bánh thơm, bánh quai vạt đậu dừa cũng được đưa lên bàn tiệc với cách trình bày khéo léo, hấp dẫn, gián tiếp nâng tầm các đặc sản dân dã mà quý giá.
Nước uống trong loại tiệc này thường rất đa dạng từ nước suối, cafe, nước ép trái cây đến các loại trà nổi tiếng như hoa nhài, hoa cúc, trà xanh… đôi khi còn có cả món trà đá quen thuộc nữa đấy!
3. Thức ăn không chỉ ngon miệng mà còn phải “ngon mắt”
Vì đề cao tính thoải mái nên menu teabreak không chỉ chú trọng vào hương vị mà còn tập trung vào thị giác. Bàn tiệc được trang trí hài hòa, nhiều màu sắc sẽ càng thu hút sự chú ý và giúp khách mời cảm thấy thích thú hơn. Vì thế, những món ăn được bày trí nên phong phú về màu sắc và đa dạng hình dáng. Chẳng hạn những loại bánh như mousse, red velvet, panna cotta… được ưa chuộng nhờ màu sắc rực rỡ và tôn lên sự sang trọng.
Ngoài ra, chăm chút vào các vật dụng bày trí như đĩa sức, đĩa tầng, khay gỗ hoặc khay lồng chim cũng sẽ khiến bàn tiệc thêm phần hấp dẫn. Bạn có thể định hình trước concept buổi tiệc về màu sắc, cách bày trí sao cho phù hợp với chủ đề chung và sở thích, phong cách của thực khách.
4. Menu tiệc trà không phải ăn để no
Với tính chất là loại tiệc nhẹ, được phục vụ trong các giờ giải lao giữa hội thảo, hoặc các buổi họp kéo dài, nhằm tạo không gian để khách mời thư giãn, giao lưu và tái tạo năng lượng chứ không phải là tiệc chính. Vì vậy, phần lớn các doanh nghiệp sẽ tổ chức tiệc vào các khung giờ từ 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều.
Lúc này, thực khách có xu hướng ăn nhẹ để bổ sung năng lượng vì vẫn còn dư âm của bữa chính trước đó hoặc “chừa bụng” để ăn trưa hoặc tối. Do đó, menu tiệc trà không nên có các món nhiều bột, dầu mỡ hoặc không dùng các món nước, món mặn cầu kỳ mà nên ưu tiên những loại bánh ngọt và trái cây nhẹ nhàng.
5. Mỗi sự kiện khác nhau cần có một menu riêng biệt
Như đã đề cập phía trên, khi du nhập vào Việt Nam, tiệc trà đã được dùng trong hầu hết các hoạt động, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp hay mang tính chất ngoại giao. Song, mỗi chương trình đều có những yêu cầu khác nhau về nội dung, đối tượng khách mời và thời gian tổ chức. Chính vì vậy, menu chiêu đãi cũng cần được biến tấu linh hoạt cả về số lượng lẫn cách bày trí.
Mỗi sự chuẩn bị dù là nhỏ nhất đều có thể để lại ấn tượng trong lòng khách mời, trong đó thực đơn chính là yếu tố hàng đầu. Suy cho cùng, một chương trình được công nhận là thành công khi nhận được nhiều phản ứng tích cực từ thực khách thông qua cách tổ chức, phục vụ và các món ăn trên bàn tiệc.
Hướng dẫn cách chọn menu teabreak chất lượng và tiết kiệm chi phí
Một chương trình được tổ chức thành công và thu hút sự quan tâm từ khách mời là điều rất nhiều doanh nghiệp hướng đến. Tuy nhiên, đi đôi với sự thành công là sự đầu tư về chi phí và công sức không hề nhỏ. Vậy làm thế nào để có được một chương trình hấp dẫn mà vẫn tiết kiệm chi phí? Hiện có 2 hình thức được nhiều công ty lựa chọn là tự tổ chức hoặc thuê dịch vụ bên ngoài.
Tự tổ chức
Nếu có kinh nghiệm tự tổ chức, mọi thứ sẽ trong tầm kiểm soát của bạn. Bạn có thể tự do lựa chọn menu sao cho cân đối ngân sách mà vẫn tạo được ấn tượng với khách mời. Tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro và cần được chuẩn bị chu đáo theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Xác định rõ mục đích sự kiện. Chẳng hạn như tiệc chiêu đãi nhân viên hoặc ăn mừng ngày lễ
- Bước 2: Xác định đối tượng tham dự dựa trên những yếu tố sau: đặc điểm, độ tuổi, sở thích hoặc phong cách của khách mời.
- Bước 3: Dự trù ngân sách và chốt số lượng thức ăn và đồ uống
- Bước 4 Tìm kiếm và lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp với những yêu cầu đã xác định ở bước 2
- Bước 5: Chọn lọc thực đơn từ nhà hàng/ cửa hàng cung cấp
- Bước 6: Dùng thử để kiểm tra chất lượng trước khi quyết định dùng trong sự kiện chính
- Bước 7: Thống nhất menu và ký hợp đồng đặt hàng
Đặt tại các đơn vị cung cấp dịch vụ bên ngoài
Nếu là lần đầu tổ chức những chương trình như thế này, bạn sẽ không khỏi cảm thấy lúng túng, khó khăn. Lúc này, việc thuê dịch vụ bên ngoài là lựa chọn tốt nhất. Những đơn vị chuyên nghiệp sẽ giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề như thời gian, địa điểm tổ chức, các bước chuẩn bị, chi phí…tránh trường hợp xảy ra thiếu sót. Để quá trình làm việc giữa hai bên được suôn sẻ, bạn có thể tham khảo quy trình sau:
- Bước 1: Tự ghi ra những thông tin và yêu cầu cơ bản như loại tiệc, số lượng và đặc điểm khách mời, ngân sách, yêu cầu thiết kế, phục vụ…
- Bước 2: Tìm kiếm đơn vị tổ chức chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức tiệc trà
- Bước 3: Trao đổi chi tiết với công ty, nêu rõ những yêu cầu và lắng nghe phần tư vấn, đề xuất menu từ họ.
- Bước 4: Tham khảo, góp ý để điều chỉnh menu được đề xuất
- Bước 5: Thống nhất và sử dụng dịch vụ
Nếu bạn đang ấp ủ kế hoạch về một buổi tiệc teabreak nhẹ nhàng, ngọt ngào để kết nối nhân viên trong công ty, hoặc để tiếp đãi một đoàn khách quan trọng, thì nên lựa chọn những dịch vụ tổ chức chuyên nghiệp để đảm bảo chương trình được thành công tốt đẹp. Mong là những thông tin được chia sẻ trên hữu ích với bạn. Đừng quên liên lạc với chúng tôi theo hotline 098.949.62.39 – 091.176.00.00. để nhận được tư vấn và báo giá nhanh chóng cho mọi sự kiện nhé!