logo on menu

Bật mí 4 ý tưởng tổ chức tết trung thu cho thiếu nhi hấp dẫn

Ngày nay, Tết trung thu là dịp lễ được các em nhỏ cực kỳ mong đợi với nhiều hoạt động như rước trăng, múa lân, được người lớn tặng quà cũng như đón cỗ linh đình bên gia đình người thân,…  Ngoài ra đây cũng là cơ hội để mọi người trong gia đình có thể gắn kết, giao lưu, ôn lại và tạo nên nhiều kỷ niệm đẹp trong dịp trăng tròn.

Anh Phạm Hưng (Quận 3, TP.HCM) cho biết:“Chương trình đêm hội trăng rằm dành cho trẻ em vùng cao là hoạt động vô cùng ý nghĩa. Bởi vừa giúp cho các em có được một đêm vui chơi đáng nhớ, vừa để lại nhiều kỷ niệm đẹp trong ký ức tuổi thơ. Nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên của HCMC Events, chúng tôi đã khắc phục được nhiều khó khăn trong vấn đề tổ chức.” 

Giới thiệu  

Tết trung thu hay còn được biết đến với các tên gọi khác như: Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi, Tết trông trăng, Tết hoa đăng,… Là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore,…

Tết đoàn viên thường diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, là dịp để các bạn nhỏ vui chơi, đồng thời có cơ hội tiếp xúc với các phong tục truyền thống từ xưa mà ông cha ta đã để lại. Cứ vào ngày này, khắp nơi sẽ trưng bày và trang trí trước cửa nhà các loại đèn lồng rực rỡ, rộn ràng tiếng trống từ các sư đoàn lân. Không khí vui tươi, tiếng trẻ em nô đùa với nhau tạo nên bức tranh vô cùng hài hòa. 

Tết trung thu là một trong những ngày hội truyền thống lớn ở châu Á
Trang trí các mẫu đèn lồng rực rỡ với đa dạng kiểu dáng là hoạt động không thể thiếu trong ngày này

4 ý tưởng tổ chức Tết trung thu cho trẻ 

Để có được 1 đêm hội trọn vẹn vừa hiện đại nhưng cũng không thiếu yếu tố văn hóa dân tộc, bạn nên chuẩn bị trước một chủ đề cụ thể để chương trình diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số ý gợi ý thú vị mà bạn có thể tham khảo.

1. Múa lân

Múa lân là một tiết mục không thể thiếu mỗi khi đến dịp trăng tròn, giúp mang đến không khí rộn ràng, sôi động và đậm giá trị truyền thống của người Việt. Màn trình diễn sẽ gồm Lân – Sư – Rồng và ông Địa bụng phệ, thân mặc áo dài, tay cầm quạt giấy. Theo quan niệm của người Việt, múa Lân là một tín ngưỡng để giúp bảo vệ người dân, đồng thời biểu thị cho sự may mắn, thịnh vượng, ấm no. Vậy nên, không chỉ có trẻ con mà hoạt động này còn rất được mọi người yêu thích mỗi khi đến ngày hội trăng rằm.

Múa lân là tiết mục thường có trong ngày hội trăng rằm
Tiết mục múa lân đầy vui nhộn nên được nhiều trẻ em yêu thích

2. Tổ chức các trò chơi dân gian

Tết Đoàn Viên là dịp để tất cả mọi người sum họp và quây quần bên nhau. Vì vậy các trò chơi dân gian cho mọi người cùng tham gia không những giúp kéo gần khoảng cách mà còn giữ được nét đẹp truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

Một số trò chơi dân gian vui nhộn không thể thiếu vào đêm trung thu cho các bé như: kịch rối, tò he, kéo cưa lừa xẻ, bịt mắt bắt dê, ném vòng, kéo co… Trong thời buổi công nghệ hiện nay, những trò chơi dân gian đang dần bị quên lãng. Vì thế khi tham gia những hoạt động này sẽ giúp cho các bé có được những trải nghiệm thú vị đúng với độ tuổi của các em.

Tham gia những trò chơi dân gian giúp các bé có được tuổi thơ đúng nghĩa
Trò chơi giúp kéo gần khoảng cách giữa các thế hệ

3. Diễn tiết mục văn nghệ chị Hằng, chú Cuội

Từ xa xưa, dân gian đã truyền tai nhau nghe những câu chuyện cổ tích hay và đầy ý nghĩa. Câu chuyện chị Hằng, chú Cuội xuống trần gian vui chơi cùng với các em nhỏ cũng như thế mà được biết đến ngày hôm nay.

Văn nghệ hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội để truyền đạt nội dung lại cho các em nhỏ. Giúp các em nhỏ vừa xem văn nghệ nhưng vẫn có thể biết thêm về những câu chuyện cổ tích ngày xưa. Tiết mục này như một món quà tinh thần không thể thiếu mỗi khi vào dịp trung thu, góp phần làm cho một cái Tết trọn vẹn.

Chị Hằng là nhân vật được hóa trang nhiều trong ngày hội trăng rằm
Tiết mục hóa trang thành chị Hằng giúp buổi biểu diễn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn

4. Tổ chức phát quà

Tiết mục phát quà là phần mà các em nhỏ chờ đợi nhất. Các món quà thường được lựa chọn như: lồng đèn, đèn ông sao, quà bánh,… Ngoài ra còn có thể lựa chọn những món quà mang tính truyền thống như tò he, mặt nạ giấy, trống ếch,….  giúp các em nhỏ biết thêm về những văn hóa truyền thống.

Phát quà là phần được nhiều trẻ mong đợi nhất
Những phần quà tuy đơn giản nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa

Những lưu ý khi tổ chức lễ rước đèn 

Để có được một buổi tiệc hoàn hảo, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Lên kịch bản chi tiết để chương trình diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. 
  • Thời gian diễn ra sự kiện vừa đủ, không nên quá dài hay quá ngắn, lý tưởng nhất là trong khoảng từ 2 – 3 tiếng. 
  • MC dẫn chương trình nên được chuẩn bị kỹ lưỡng, lời văn phù hợp, vừa lịch sự, trang trọng mà vẫn không kém phần hài hước, phong cách ăn mặc thích hợp với chủ đề. 
  • Địa điểm diễn ra chương trình nên đảm bảo tiện lợi và an toàn cho người tham gia.
  • Thức ăn cho bé phải được kiểm tra cẩn thận, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Tổ chức sự kiện cho trẻ tham dự cần phải lưu ý nhiều vấn đề
Sự an toàn luôn là yếu tố hàng đầu trong những chương trình dành cho bé

 

Tết trung thu là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xưa đến nay. Việc lưu truyền những truyền thống tốt đẹp hay các trò chơi dân gian là một cách gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn nắm thêm được thông tin để thực hiện một đêm rước đèn trọn vẹn và ý nghĩa. 

21/7/2023 195 lượt xem


Các sự kiện khác

Làm thế nào để có bài phát biểu hội nghị...

Trước khi bắt đầu bất cứ sự kiện nào cũng cần lời phát biểu khai mạc. Vì lý do đó, diễn văn khai mạc[...]

NÊN CHỌN TỔ CHỨC SỰ KIỆN NGOÀI TRỜI HAY TRONG...

Sự kiện là một chương trình quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Các chươn[...]

Ý tưởng – phong cách tổ chức sự kiện ngoài...

Phong cách tổ chức sự kiện ngoài trời ấn tượng không chỉ là về việc tạo ra một không gian đẹp mắt, m[...]

0913199866
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon